Bất động sản 2018 sẽ ảnh hưởng nhiều do chính sách

Từ năm 2018, nhiều chính sách mới sẽ tác động đến thị trường bất động sản khiến cho nhiều doanh nghiệp và những người quan tâm đến thị trường này cần nắm bắt để kịp thời ứng dụng.
Đang cho thuê

1  2  3  4  5 5/5 - 1 Bình chọn - 931 Lượt xem

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng tòa nhà, văn phòng và công sở.

Nhiều chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản năm 2018
Phạt tiền nếu doanh nghiệp chậm trễ trong bàn giao

Cụ thể, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; Phạt tiền từ 70-80 triệu đồng nếu chủ đầu tư có sử dụng nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng khi chưa được cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định; không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng...; Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng khi thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị không tuân theo kế hoạch hoặc chậm so với tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chậm bàn giao dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.

Phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng đối với việc để chủ đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư xây dựng không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tiến độ dự án đã được phê duyệt (nếu có); thay đổi chủ đầu tư cấp 1 mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; điều chỉnh dự án mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận; không hoàn thành thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình theo quy định đối với công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
 
Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép); mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ % quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định; quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm quá thời hạn quy định đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
 
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng khi kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; Kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định; Triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Bên cạnh đó, mức phạt tương tự cho việc bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định; Không làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua hoặc không cung cấp hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan cho người mua, thuê mua nhà ở theo quy định.
 
Đối với các hành vi như chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định; Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định; Trường hợp chuyển nhượng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án…sẽ bị phạt từ 270 triệu đồng đến 300 triệu đồng.
 
Mức phạt tối đa 300 triệu đồng cũng áp dụng cho trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định; Huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.

Nhiều chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản năm 2018
 
Tiền sử dụng đất được miễn giảm
 
Từ ngày 1/1/2018, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định 123/2017, nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc nhận chuyển nhượng đất ở của hộ gia đình, cá nhân sang đất ở để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1/7/2014 trở về sau, thì tiền sử dụng đất = (tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) - (tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.)
 
Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 1/7/2004 sang đất ở để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì tiền sử dụng đất = (tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở) - (tiền sử dụng đất tính theo giá đất tính thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (thương mại, dịch vụ) thời hạn 70 năm tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
 
Về miễn, giảm tiền sử dụng đất, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP bổ sung quy định, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 khi chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì xử lý như sau:
 
- Đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
 
+ Trường hợp số tiền sử dụng đất đã được miễn, giảm không tính vào giá chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện dự án thì người nhận chuyển nhượng tiếp tục được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đầu tư cho thời gian còn lại của dự án.
 
+ Trường hợp người nhận chuyển nhượng không tiếp tục thực hiện dự án thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định đối với dự án sau chuyển nhượng. Trường hợp người chuyển nhượng đã thực hiện một phần nghĩa vụ tài chính về đất đai thì người nhận chuyển nhượng được kế thừa phần nghĩa vụ mà người chuyển nhượng đã nộp.
 
- Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người chuyển nhượng phải nộp đủ số tiền đã được miễn, giảm vào ngân sách nhà nước theo giá đất tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


 
Dự kiến bỏ quy định cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp vốn pháp định 20 tỷ đồng
 

Tại cuộc họp thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Hà Quang Hưng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã có Tờ trình gửi Chính phủ về đề xuất sửa đổi nhiều luật như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở; Luật Xây dựng… theo hướng thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp. Dự kiến ban hành vào tháng 10/2018.
 
Thứ nhất, mở rộng khái niệm về đất ở: Hiện doanh nghiệp có hiện tượng đền bù đất nông nghiệp, đất chuyên dụng, sang nhượng các loại đất có nguồn gốc nông nghiệp nhưng chưa phải đất ở. Theo Luật Nhà ở hiện nay, chủ đầu tư không được trực tiếp chỉ định làm chủ đầu tư trên các loại đất này mà Chính phủ đứng ra chỉ định, đấu giá. Luật sửa theo hướng chủ đất được quyền thực hiện dự án nhà ở trên loại hình đất này.
 
Thứ hai, Lựa chọn chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ: Hiện Luật quy định cho phép dự án nhà ở không có nguồn gốc thì chủ sở hữu được lựa chọn chủ đầu tư nhưng hiện không thỏa thuận được với nhau. Luật sửa đổi, đối với chủ sở hữu sau 12 tháng chưa lựa chọn được thì UBND cấp tỉnh đứng ra chỉ định chủ đầu tư uy tín thực hiện.
 
Thứ ba, Đối với Luật Kinh doanh bất động sản: Nội dung lớn cần sửa là đối với các cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, vốn pháp định 20 tỷ đồng. Hiện nay Luật Đầu tư công không có quy định vốn pháp định nữa. Cho nên dự kiến sửa đổi bỏ vốn pháp định để đồng bộ với Luật Đầu tư và Luật Đất đai.
 
Thứ tư, Bộ Xây dựng đang có tờ trình xin ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013, trong đó có nội dung đề nghị: Đối với chế độ sử dụng đất của căn hộ du lịch (condotel, resort) đề xuất vẫn giữ nguyên theo quy định Luật đất đai – xác định đất thương mại dịch vụ, thời hạn sử dụng 50 - 70 năm. Đối với officetel, đất có chức năng để ở thì được xác định là đất ở, thời hạn 50 – 70 năm, người sử dụng được cấp GCNQSDĐ theo hình thức ổn định lâu dài.
 
Còn về phân khúc nhà ở xã hội, hiện đang có bất cập trong tín dụng, cần gói hỗ trợ. Tuy nhiên, các chính quyền, địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng phát triển phân khúc này. Vì có quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án thương mại làm nhà ở xã hội nhưng các chủ đầu tư chưa chú tâm thực hiện


Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về các tin tức hay về văn phòng cho thuê, bất động sản vui lòng xem thông tin tại chuyên trang văn phòng cho thuê: www.vanphongchothue.vn 

Bài viết khác


info@vanphongchothue.vn 0979771188
Chat ngay Chat ngay