Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây hồng môn

Một trong những loại cây trang trí được dân văn phòng rất yêu thích đó là cây hồng môn. Nó còn có thể mang lại những điều tích cực cho cuộc sống của chủ nhân.
Đang cho thuê

1  2  3  4  5 5/5 - 2 Bình chọn - 1786 Lượt xem

Cây cảnh đang dần trở thành xu hướng trang trí mới trong các văn phòng làm việc. Nó không chỉ tạo sự tươi mới cho cả không gian mà còn mang lại may mắn cho người chủ sở hữu. Cây hồng môn cũng là một trong số những loại cây phong thủy được dân văn phòng cực kỳ ưa chuộng.

Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn

Cây hồng môn thuộc hệ cây thân thảo có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador. Lá cây có màu xanh thẫm hình trái tim mọc trên cành dài, điều đặc biệt là những bông hoa cũng nở thành hình trái tim với nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, hồng, trắng. Vì màu sắc rực rỡ như vậy nên nó thường được đặt trên bàn làm việc tạo sự hứng khởi, giảm áp lực để tăng  hiệu quả công việc.
Bên cạnh tác dụng làm đẹp thì loài cây này còn có khả năng thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả. Những chiếc lá bản to, dày có thể hấp thụ những chất độc hại trong môi trường.
Chậu cây nhỏ rất thích hợp để đặt trên bàn làm việc
Trong phong thủy, cây hồng môn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, xét về màu sắc thì những cây hoa đỏ tượng trưng cho sự nhiệt tình, ấm áp chan hòa. Hồng môn cam thể hiện cho sự đam mê, sức sáng tạo, có thể mang tới rất nhiều tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân. Có những ý kiến cho rằng hồng môn màu hồng là đại diện cho tình yêu ngọt ngào, đằm thắm và thiêng liêng. Mỗi một loại cây hồng môn lại có màu sắc và ý nghĩa khác nhau, tạo nên sự độc đáo của loài cây này.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Vì là cây cảnh văn phòng nên hồng môn rất dễ chăm sóc, hơn nữa vì là hoa dạng lưỡng tính nên cũng trổ bông liên tục. Để duy trì sự sống cho cây thì chủ nhân cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Nước
Muốn cây phát triển tốt thì chế độ tưới nước chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, tùy thuộc vào thời tiết mà tưới cây sao cho hợp lý. Nếu trời lạnh thì chỉ cần tưới 1 tuần/ lần còn vào mùa hè nóng nực thì nên tưới 2 lần/tuần. Nếu lá cây bị vàng úa, ủ rũ thì có thể là do thừa nước, rễ cây bị nhiễm bệnh. Chỉ cần đảm bảo độ ẩm khoảng 70 – 80% là được.
Hồng môn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau
Nhiệt độ
Nhiệt độ sinh trưởng của cây hồng môn là từ 15 – 30 độ C, nếu thấp hơn thì cây sẽ rất khó phát triển còn nếu nhiệt độ quá cao thì sẽ mắc bệnh vàng lá, thối lá dẫn đến tình trạng chết cây. Vì vậy tuyệt đối không nên để cây ngoài trời nắng nóng của buổi trưa.
Đất trồng
Môi trường sinh sống hoàn hảo của hồng môn chính là những loại đất phù sa, tơi xốp. Nếu muốn cây lớn nhanh, ra nhiều hoa thì chủ nhân có thể trộn trên các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa.
Phòng trừ sâu bệnh
Vì là giống cây trồng trong nhà nên cây hồng môn rất ít khi gặp phải sâu bệnh, tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận thì rất dễ gặp phải những trường hợp như thối củ, thối gốc, hoặc thối thân. Để hạn chế tình trạng này thì người chủ nên dành thời gian để cắt tỉa bớt lá già, nhổ cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng. Cần phải đặc biệt lưu ý đến chế độ tưới nước và ánh sáng thích hợp để không không nấm bệnh xuất hiện.
Muốn cây phát triển tốt thì phải chăm sóc thật kỹ lưỡng
Cây hồng môn có hình dáng bắt mắt thường được dùng để trang trí trên bàn làm việc. Không những vậy nó còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy độc đạo, có khả năng mang lại những điều tích cực cho chủ nhân. Loài cây này sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên sinh động, tươi vui và dễ chịu hơn bao giờ hết.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi trên website chuyên cho thuê văn phòng để có thêm thông tin bạn nhé!
 

Bài viết khác


info@vanphongchothue.vn 0979771188
Chat ngay Chat ngay