333 doanh nghiệp bất động sản đang nợ thuế tại Hồ Chí Minh

Danh sách 333 doanh nghiệp bất động sản đang nợ thuế tại Hồ Chí Minh với tổng số tiền lên đến gần 300 tỷ đồng vừa được Cục thuế TP.HCM công bố.
Đang cho thuê

1  2  3  4  5 5/5 - 1 Bình chọn - 1537 Lượt xem

333 doanh nghiệp bất động sản đang nợ thuế tại Hồ Chí Minh
333 doanh nghiệp bất động sản nợ thuế

 
Đây là lần thứ 3 trong năm 2018, Cục Thuế TP.HCM công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế. Trước đó, Cục thuế TP.HCM đã công bố gần 2.000 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền nợ thuế hơn 1.556 tỷ đồng
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách được công bố đều là doanh nghiệp lớn, có tên tuổi: Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển Công nghiệp Tàu thủy phía Nam nợ thuế trên 35,7 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cotec nợ trên 29,1 tỷ đồng; Công ty CP Vạn Phát Hưng nợ trên 35 tỷ đồng; Công ty Cổ phần dịch vụ sàn giao dịch địa ốc Thăng Long tại quận 4 nợ 9,8 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Thương mại giấy Hưng Thịnh tại quận 1 nợ hơn 7 tỷ đồng; Công ty TNHH kỹ thuật điện – cơ Delta nợ 5,3 tỷ đồng; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng nợ 4,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Nam Trung tại quận 4 nợ gần 4,4 tỷ đồng cùng với hơn 30 doanh nghiệp nợ thuế từ 1 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, một số ông lớn khác hiện cũng đang bị Cục thuế TP.HCM nhắc tên để ngăn chặn việc sử dụng hóa đơn vì chây ì trong việc nộp thuế như Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land (trụ sở tại quận 7) nợ hơn 27,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng – Thương mại – Sản xuất Nhựt Thành (trụ sở tại huyện Bình Chánh), nợ gần 17,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang (trụ sở quận 7) nợ gần 9,5 tỷ đồng.

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về các tin tức hay về văn phòng cho thuê, bất động sản, văn phòng giá rẻ vui lòng xem thông tin tại chuyên trang văn phòng cho thuê:   https://www.vanphongchothue.vn

333 doanh nghiệp bất động sản đang nợ thuế tại Hồ Chí Minh


Dấu hiệu việc luồn lách thuế trên thị trường BĐS

Ngoài việc nợ thuế, nhiều doanh nghiệp bất động sản , thị trường bát động sản còn có những hành vi lách luật, trốn thuế, cùng đó là sự nhập nhèm khi hợp đồng tính theo thông thủy, giá bán tính theo tim tường...

Thị trường nhà đất vừa có dấu hiệu “ấm” lên thì đã xuất hiện tiền chênh, mua suất - đây là hệ quả của việc quy định pháp luật còn chưa chặt chẽ, vẫn còn “kẽ hở” để tạo cơ hội cho sự đầu cơ, trục lợi, thậm chí là tạo cơ hội cho chủ đầu tư bắt tay với giới kinh doanh trốn thuế, làm giá người tiêu dùng.
Bởi việc khách hàng mua sau phải trả cho người mua trước một khoản tiền khi mua lại suất căn hộ mà mình mong muốn là bình thường. Nhưng sẽ là không bình thường khi dự án vừa mở bán, những khách hàng ký hợp đồng đầu tiên vẫn phải trả tiền chênh. Và bất bình thường hơn khi những khoản tiền chênh khổng lồ này vào thẳng “túi” của sàn giao dịch, thậm chí chủ đầu tư mà không phải chịu bất cứ một thứ thuế, phí nào.

Theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng, từ ngày 8/4/2014, khi mua bán căn hộ chung cư, chủ đầu tư chỉ được tính theo diện tích thông thủy thay vì cách tính tim tường (tính cả diện tích tường căn hộ, trụ và hộp kỹ thuật của khu chung cư). Tuy nhiên, tới thời điểm này, hầu hết các dự án vẫn áp dụng cách tính tim tường khi tính giá bán cho khách hàng. Như tại dự án 36 Hồ Tùng Mậu hay dự án Green Star, dù hợp đồng mua bán vẫn ghi theo diện tích thông thủy, nhưng khi thu tiền của khách, chủ đầu tư vẫn tính theo tim tường.

Anh Hà, khách hàng đang cân nhắc mua một căn hộ tại tòa B4, dự án Green Star cho hay, anh định mua căn hộ 66,8m2 (tính theo tim tường), nhân viên bán hàng cho biết, nếu tính theo diện tích thông thủy, căn hộ chỉ có diện tích 60,2m2, nhưng phần diện tích này chỉ được ghi vào hợp đồng, còn khi trả tiền, anh vẫn phải trả theo diện tích tim tường.
“Nhân viên BĐS cho biết, nếu muốn tính theo thông thủy thì họ sẽ chia giá trị căn hộ theo diện tích thông thủy, đằng nào số tiền anh phải trả cũng như nhau. Như thế này thì Thông tư 03 ra đời chỉ cho có mà thôi, anh Hà than

Đúng là tới thời điểm này, các chủ đầu tư vẫn áp dụng cách tính tim tường thay vì áp dụng theo thông thủy như quy định của Bộ Xây dựng. Dù theo ông Diễn, cách tính nào cũng không gây thiệt hại cho người mua nhà bởi chủ đầu tư khi đưa ra giá bán đã tính tổng giá trị căn nhà qua suất đầu tư, nếu tính theo tim tường thì giá bán trên mỗi m2 sẽ thấp hơn, còn tính theo thông thủy thì chủ đầu tư sẽ phải cộng cả giá thành cột, hộp, tường vào nên giá bán trên mỗi m2 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, rõ ràng khách hàng sẽ thấy không thoải mái, minh bạch khi các chủ đầu tư bất động sản ghi trong hợp đồng một đằng, tính giá tiền một nẻo.
Tình trạng các đối tượng chịu thuế tìm cách lách thuế diễn ra ngày càng phổ biến. Đặc biệt, hiện nay xảy ra tình trạng trốn thuế của chủ đầu tư bằng cách kê 2 giá khi bán hàng. Ví dụ, giá thật của sản phẩm bán 2 tỷ đồng nhưng trong hợp đồng chỉ ghi 1,2 tỷ đồng thì phần còn lại chủ đầu tư không phải chịu thuế.
Việc mua bán có tiền “chênh” ngoài hợp đồng bằng hình thức kê khai 2 giá khi bán hàng là hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người mua nhà chấp nhận điều đó để đỡ phải chịu khoản thuế từ số tiền ngoài hợp đồng và như vậy là “tiếp tay” cho chủ đầu tư trốn thuế.
Chủ đầu tư lợi dụng đòn bẩy này để trốn thuế, đẩy giá trên cao tạo tâm lý ảo giá thì đây là yếu tố cực kỳ nguy hiểm và là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu khách hàng không nghiên cứu kỹ, bị nhà môi giới làm giá lên thì khi xảy ra vấn đề khách hàng sẽ chịu thiệt thòi.
Khách hàng chấp nhận dù biết phạm luật, một phần do cơ chế hiện nay chưa thực sự chặt chẽ. Hiện, chỉ có 1 phương pháp tính thuế là đánh thuế TNCN 2% trên giá trị hợp đồng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Khi doanh nghiệp kê giá bán trong hợp đồng thấp hơn giá thực tế sẽ làm cho mức thu của Nhà nước bị giảm xuống. Cả khách hàng và doanh nghiệp đang thấy lợi trước mắt mà không nhìn thấy cái hại lâu dài, bởi thực trạng này góp phần khiến cho thị trường bất động sản thiếu minh bạch.
Ông Trần Đình Quý: Trong quy luật bán hàng của nền kinh tế thị trường, sản phẩm nào tốt, có giá trị thì sẽ được tăng giá, đó là yếu tố tích cực về thị trường. Còn việc chủ đầu tư lợi dụng đòn bẩy này để trốn thuế, đẩy giá trên cao tạo tâm lý ảo giá thì đây là yếu tố cực kỳ nguy hiểm và là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu khách hàng không nghiên cứu kỹ, bị nhà môi giới làm giá lên thì khi xảy ra vấn đề khách hàng sẽ chịu thiệt thòi.
Cần nhìn nhận 2 góc độ khác nhau. Cái gì chứng minh chủ đầu tư trốn thuế, đó là việc cần phân tích. Ví dụ 1 chủ đầu tư bán sản phẩm thật, giá trị thật ra thị trường, với giá A đi, nhưng họ đóng thuế đầy đủ, thị trường chấp nhận giá đó thì nó không xấu.
 
Với chủ đầu tư yếu kém năng lực, quản lý, đưa ra thị trường những sản phẩm chưa rõ tính hiệu quả về kinh tế, pháp lý chưa chuẩn nhưng muốn trốn thuế bằng cách thông qua môi giới đẩy giá trị sản phẩm lên cao hơn so với giá trị thực của sản phẩm thì đây là yếu tố tiêu cực cần lên án. Các khách hàng, nhà đầu tư khi mua những dự án này cần nghiên cứu kỹ, xem xét nhiều nguồn tin từ cơ quan quản lý, đến các hiệp hội, sàn giao dịch uy tín.
Trong hoạt động kinh doanh bất động sản, khi chuyển nhượng, ít nhất doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Loại thuế giá trị gia tăng hiện nay có hai cách tính, tính dựa trên giá ghi trên hợp đồng hoặc theo khung giá đất do Nhà nước quy định nếu giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá khung này. Chính vì lẽ đó, không chỉ doanh nghiệp mà người dân trong các giao dịch cũng sử dụng thủ thuật ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá giao dịch thực tế.
 
Theo quy định tại Điều 161, Bộ luật hình sự quy định: "1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm”.
Theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: “e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.” Như vậy, ví dụ với hành vi của chủ đầu tư dự án của 66 căn shophouse ghi chênh lệch giá bán thực tế với giá trên hợp đồng là hành vi có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Tuỳ mức độ mà hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Theo quy định tại Điều 161, Bộ luật hình sự quy định, nếu hành vi trốn thuế từ một trăm triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi ghi chênh lệch giá trị chuyển nhượng giữa hợp đồng và thực tế của doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với người nhận chuyển nhượng. Trong trường hợp, hợp đồng vô hiệu hoặc vì lý do nào đó chủ đầu tư không thể bàn giao được nhà thì người mua sẽ có quyền yêu cầu hoàn lại khoản tiền đã giao và hợp đồng giữa hai bên trở thành căn cứ hoàn tiền. Nếu người mua không xuất trình được các giấy tờ tài liệu khác chứng minh việc giao nhận tiền thì rất khó để họ có thể đòi được số tiền đã giao trên thực tế.

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về các tin tức hay về văn phòng cho thuê, bất động sản, văn phòng giá rẻ vui lòng xem thông tin tại chuyên trang văn phòng cho thuê:   https://www.vanphongchothue.vn

Bài viết khác

info@vanphongchothue.vn 0979771188
Chat ngay Chat ngay