Tìm hiểu chi tiết vai trò của vị trí giám đốc trong doanh nghiệp

Trong công ty, doanh nghiệp chúng ta thường nghe tới chức danh giám đốc. Vậy giám đốc là gì? câu trả lời được giải đáp tại đây.
Đang cho thuê

1  2  3  4  5 5/5 - 1 Bình chọn - 1364 Lượt xem

Một công ty, doanh nghiệp thường sẽ có từ một đến một vài chức danh giám đốc. Nhiều người thắc mắc tại sao lại phải chia ra nhiều chức danh như vậy để làm gì cho phức tạp, và giám đốc có chức năng như thế nào trong doanh nghiệp, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Giám đốc là gì?

Thắc mắc về giám đốc nghĩa là gì?

​Mỗi kỳ họp ban quản trị doanh nghiệp, hội đồng doanh nghiệp sẽ bầu ra ban quản trị doanh nghiệp, trong đó gồm có chức danh giám đốc. Giám đốc sẽ là người có trách nhiệm quyết định và báo cáo kết quả trong một số công việc của công ty. Đồng thời người giữ chức năng này sẽ phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật nếu có vấn đề gì xảy ra.
Như vậy, chức danh giám đốc là chức danh cần có đối với mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô công ty và số lượng công việc mà công ty sẽ cần từ một đến một vài vị giám đốc, phụ trách các mảng công việc khác nhau.

2. Tiêu chuẩn cơ bản của nghề làm giám đốc

Có khá nhiều tiêu chuẩn được đặt ra cho giám đốc công ty

​Trước khi ứng cử vị trí giám đốc hoặc có nhu cầu tuyển dụng giám đốc cho công ty, bạn cần phải hiểu rõ đặc điểm cơ bản của nghề và tính chất của công việc. Một số đặc điểm cơ bản của nghề giám đốc có thể kể đến như sau:
- Có đủ hành vi, năng lực dân sự để điều hành các công việc của công ty
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển
- Có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là kiến thức quản trị kinh doanh doanh nghiệp
- Hiểu biết về luật, nhân sự, thuế, hành chính,... tuỳ theo mảng mình phụ trách
- Theo khoản 3 điều 65 Luật doanh nghiệp 2014 thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Theo khoản 3 điều 65 Luật doanh nghiệp 2014 thì cần phải đáp ứng điều kiện: Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

3. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc

Khi đã làm giám đốc của một doanh nghiệp, người ứng tuyển giám đốc sẽ đảm nhận công việc, có một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo khoản 2 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 thì giám đốc, tổng giám đốc có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.

4. Chức năng của giám đốc trong công ty, doanh nghiệp

Giám đốc có rất nhiều chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, các chức năng cụ thể của giám đốc đối với từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau đôi chút. Cụ thể:
- Giám đốc có thể là người đại diện pháp luật của công ty
- Giám đốc là lao động quan trọng, là tấm gương mẫu mực để nhân viên trong công ty noi theo
- Người cung cấp các thông tin, các cơ chế hoạt động của công ty tới các nhân viên, chăm sóc đời sống nhân viên công ty
- Cung cấp các thông tin về sản phẩm của công ty tới khách hàng, thiết lập mối quan hệ và ký kết các hợp đồng 
- Người quản lý phân phối sản phẩm và giá trị phân phối của doanh nghiệp
- Người phát ngôn trong các cuộc họp nội bộ tổ chức và đối ngoại của doanh nghiệp 
- Người khởi xướng các hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động vui chơi, gắn kết các thành viên
- Người chuyên giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi
- Người chuyên phân phối nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm việc sắp xếp thời gian, phê chuẩn quyết định và đàm phán
- Người “đầu tàu” chỉ huy doanh nghiệp kinh doanh và phát triển tốt nhất
Nói chung, giám đốc là một chức danh cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, quyết định rất lớn tới việc hoạt động ổn định của doanh nghiệp, là tấm gương cho nhân viên noi theo. Chính vì thế, chức năng này không thể tách rời khi bạn có ý định thành lập công ty.
Theo nguồn: https://vanphongchothue.vn/

Bài viết khác

info@vanphongchothue.vn 0979771188
Chat ngay Chat ngay