Những điều bạn nên biết về chức danh giám đốc kinh doanh

Một công ty hiện nay được điều hành bởi vài vị giám đốc, một trong số đó là giám đốc kinh doanh, có nhiệm vụ cực quan trọng và không phải ai cũng có đủ năng lực để ứng tuyển vị trí này
Đang cho thuê

1  2  3  4  5 5/5 - 1 Bình chọn - 1208 Lượt xem

Giám đốc kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong một doanh nghiệp. Đây là một người “chèo lái” con thuyền kinh doanh đến thành công, tạo ra nguồn lợi nhuận chính. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các thông tin xung quanh chức năng này, tiêu chuẩn để có thể làm tốt được vị trí giám đốc kinh doanh. Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về khái niệm giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

​Giám đốc kinh doanh là khái niệm dùng để ám chỉ người đứng đầu doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo mảng kinh doanh. Giám đốc kinh doanh trong tiếng Anh là Chief Commercial Officer – được viết tắt là CCO cho bạn đọc dễ tra cứu trong một số tài liệu cụ thể. Vị trí này cùng với giám đốc nhân sự, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính,... tham gia thảo luật, tạo thành “hệ thống xương sống” của doanh nghiệp.

2. Công việc của giám đốc kinh doanh

Hàng ngày, khối lượng công việc của một giám đốc kinh doanh khá lớn. Công việc cụ thể cơ bản được tổng hợp gồm có:

Lãnh đạo ban kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là người lão đạo toàn bộ bộ phận kinh doanh của công ty. Đây là vị trí bắt buộc phải đưa ra các định hướng kinh doanh, các quy trình kinh doanh, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, một CCO cần phải lãnh đạo được các nhóm kinh doanh, chỉ đạo các quá trình quảng cáo bán hàng, chỉ đạo tìm kiếm các mối quan hệ khách hàng để phủ sóng hàng hoá được công ty sản xuất ra thị trường rộng nhất, duy trì giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.

Xây dựng các chiến lược Marketing tổng quát

Trong thời đại công nghiệp hoá hiện nay, một công ty không thể không quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược quảng cáo kinh doanh. Giám đốc kinh doanh sẽ là người đứng đầu trong việc phát triển chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu và thâm nhập sâu vào thị trường, hiểu được thị hiếu của người dùng để xây dựng các chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, họ cũng là những người giám sát toàn bộ quy trình, chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết định can thiệp để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đi đúng hướng nhất.

Triển khai kinh doanh

Đúng rồi, đây là công việc chính của giám đốc kinh doanh. Giám đốc kinh doanh làm việc với các nhóm kinh doanh để xác định và phát triển những đặc điểm của sản phẩm, lợi dụng ưu điểm của nó để đưa đến cho người dùng. Càng quảng bá thương hiệu tốt, được lòng người sử dụng thì hoạt động kinh doanh của công ty càng phát triển rực rỡ.
Mặt khác, CCO cũng là người tìm kiếm các kênh có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, như bán hàng nội bộ, bán hàng trực tiếp, tìm kiếm nhà phân phối, đảm bảo chỉ tiêu doanh thu.

Phát triển kinh doanh rực rỡ

Doanh nghiệp không thể chỉ sản xuất và dậm chân tại chỗ. Nếu có một giám đốc kinh doanh tốt, có tư chất thì việc đưa doanh nghiệp đi lên và mở rộng hoàn toàn có thể xảy ra. Giám đốc kinh doanh và quản lý cấp cao sẽ xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Từ đó xác định tầm nhìn, đánh trúng thị hiếu người dùng. Họ sẽ khéo léo phát triển theo đúng chiến lược nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh phù hợp với mục đích tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài những công việc trên, giám đốc kinh doanh còn sẽ có một số công việc khác, hỗ trợ các giám đốc khác để củng cố bộ máy hoạt động của công ty ngày một tốt hơn.

3. Các tư chất cần có ở một giám đốc kinh doanh

Các kỹ năng cơ bản cần có ở giám đốc kinh doanh

​Một giám đốc kinh doanh cần có nhiều tư chất để lãnh đạo doanh nghiệp một cách tốt nhất. Cụ thể một số tiêu chuẩn cần có như sau:

Học vấn phù hợp

Các giám đốc kinh doanh hiện nay đều tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh. Trình độ học vấn này giúp họ có đủ kiến thức giải quyết các công việc trong các trường hợp khác nhau.

Kinh nghiệm dày dặn

Càng có nhiều năm trên thương trường sẽ càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Điều này cũng dễ hiểu tại sao giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp thường có độ tuổi từ 30 - 45 tuổi. Đây là độ tuổi đã trải qua nhiều thăng trầm, có thể đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm “xương máu” trong kinh doanh, bởi “thương trường là chiến trường”.

Kỹ năng

Có kỹ năng lãnh đạo là một trong số những tư chất cần có ở một CCO. Có kỹ năng thì việc giao tiếp, đàm phán,giải quyết và phân tích vấn đề sẽ thuận lợi và thành công hơn.
Với những thông tin được chúng tôi cung cấp phía trên, hẳn là bạn đã hiểu sâu hơn về chức danh giám đốc doanh nghiệp rồi chứ. Để ứng tuyển vị trí này bạn cần có một tấm lòng nhiệt huyết cao, kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp phù hợp. Hãy cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo tài ba ngay từ giai đoạn cơ bản sơ khai nhất nhé.
Theo nguồn: https://vanphongchothue.vn/

Bài viết khác

info@vanphongchothue.vn 0979771188
Chat ngay Chat ngay